top-banner-2

Thứ ba, 14/11/2023, 15:04 GMT+7

Giữa bộn bề lo toan, Đà Lạt nên là điểm đến của du lịch chậm

Đà Lạt là nơi chữa lành, một chốn yên tĩnh giữa bộn bề lo toan. Khách nước ngoài theo xu hướng xê dịch, đặc biệt là đang làm công việc tự do, hay công việc từ xa quan tâm cân nhắc Đà Lạt như một điểm đến dài hạn lý tưởng.

Vườn hồng chín vàng thấp thoáng bên những mái nhà Đà Lạt trong thời điểm phố núi sắp lập đông - Ảnh: MINH AN

Vườn hồng chín vàng thấp thoáng bên những mái nhà Đà Lạt trong thời điểm phố núi sắp lập đông - Ảnh: MINH AN

Ngoài ra, các bạn trẻ muốn quay về bên trong nhiều hơn, muốn cảm nhận sâu sắc hơn về vùng đất mình đi qua, nên xu hướng du lịch chậm trở nên phổ biến. Đây là một cơ hội cho Đà Lạt.

Du lịch chậm là gì?

Du lịch chậm đang là một xu thế trên thế giới, nhấn mạnh vào nhận thức cá nhân của khách du lịch.

Du lịch chậm thường gắn liền với các hoạt động bền vững, có tính đến tác động của du lịch đối với môi trường, xã hội và kinh tế.

Du lịch chậm không chỉ là một cách du lịch mà còn là một lối tư duy. Chất lượng trải nghiệm quan trọng hơn số lượng trải nghiệm khi du lịch.

Những người du lịch chậm tìm kiếm sự kết nối sâu sắc với người dân địa phương, văn hóa, ẩm thực, âm nhạc, lịch sử và thiên nhiên. Đối với những người chọn du lịch chậm, một chuyến đi mang ý nghĩa giáo dục và tác động đến cuộc sống tinh thần.

Theo trang web hospitalityinsights.ehl.edu thì "du lịch chậm được dự báo sẽ tiếp tục phát triển phổ biến, trở thành một lựa chọn thay thế cho các ngày lễ truyền thống hơn và ước tính sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 10%".

Du lịch chậm giúp bảo tồn văn hóa địa phương, ngăn chặn tình trạng quá tải du lịch và hỗ trợ kinh tế địa phương.

Để hướng đến sự phát triển du lịch bền vững, du lịch chậm là một định hướng phù hợp cho thành phố Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

Để Đà Lạt là điểm đến của du lịch chậm

Một vườn hồng tại xã Xuân Trường (Đà Lạt) được người dân mở cửa cho khách đến tham quan, trải nghiệm - Ảnh: MINH AN

Một vườn hồng tại xã Xuân Trường (Đà Lạt) được người dân mở cửa cho khách đến tham quan, trải nghiệm - Ảnh: MINH AN

Lấy cư dân địa phương làm trung tâm

Bản chất của du lịch chậm là khách có những trải nghiệm như người dân địa phương. Vì vậy, dân địa phương chính là trái tim của du lịch chậm. Mỗi người dân địa phương là một câu chuyện. Mỗi người dân địa phương mang đến những trải nghiệm tốt đẹp đáng nhớ dành cho du khách.

Phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững. Mỗi hộ gia đình là một mảnh ghép trong bức tranh du lịch tổng thể. Vì vậy, trước tiên đảm bảo hệ thống an sinh, chất lượng cuộc sống cho mỗi người dân địa phương, nâng cao ý thức cộng đồng, nhận thức văn hóa du lịch và thay đổi tư duy du lịch.

Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch địa phương

Tạo điều kiện thuận lợi hết sức cho những doanh nghiệp du lịch địa phương. Tập huấn nâng cao kỹ năng và chuyên môn cũng như có những hoạt động giao lưu văn hóa của các vùng miền, từ đó mở rộng sự kết nối.

Xây dựng thêm nhiều mô hình mang tính trải nghiệm

Khai thác tiềm năng trải nghiệm thực tế ở những nông trại, làng nghề, công trình kiến trúc…

Trải nghiệm những cung đường, những con hẻm, thảm thực vật và những mùa hoa khác nhau ở Đà Lạt.

Những trải nghiệm văn hóa dân tộc Tây Nguyên, trải nghiệm những câu chuyện huyền thoại và những truyền thuyết còn lưu lại với thời gian. 

Một quầy bánh tráng trộn ở quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt - Ảnh: HOÀNG AN

Một quầy bánh tráng trộn ở quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt - Ảnh: HOÀNG AN

Mở rộng dịch vụ công

Tăng cường thêm hệ thống xe buýt công cộng, mô hình xe đạp công cộng. Xây dựng thêm nhà vệ sinh công cộng. Đặt thêm nhiều thùng rác trên đường phố. Thêm những nơi đặt sách miễn phí, không gian mở để kết nối và giao lưu văn hóa.

Món ăn đường phố, vệ sinh an toàn thực phẩm

Trải nghiệm ẩm thực địa phương là một nhu cầu không thể thiếu. Vệ sinh an toàn thực phẩm nên được đặt lên hàng đầu.

Phát triển những khu phố ẩm thực đường phố và có những trải nghiệm chế biến thức ăn cùng du khách.

Chú trọng hàng lưu niệm

Hàng lưu niệm và những đặc sản làm quà của địa phương nên phong phú, đa dạng và mang tính chất ứng dụng. Cần có sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo đó là những sản phẩm truyền thống do chính người địa phương làm ra.

Hướng đến du lịch tâm linh

Tinh thần là một trong những yếu tố cơ bản của du lịch chậm. Đà Lạt là nơi tập trung nhiều chùa, thiền viện, nhà thờ, đền, miếu, trung tâm yoga… Ngoài ra, đằng sau mỗi một thắng cảnh, di tích ở Đà Lạt đều gắn liền với những câu chuyện mang tính chất thần thoại. Tận dụng tiềm lực sẵn có này sẽ mở ra những hướng mới cho trải nghiệm du lịch ở Đà Lạt.

Triển khai thị thực du mục kỹ thuật số (digital nomad visa)

Để khách nước ngoài yên tâm ở lâu tại Việt Nam, việc triển khai thị thực du mục kỹ thuật số là cần thiết. Hiện nay trên thế giới có 46 nước triển khai thị thực du mục kỹ thuật số. Đông Nam Á có Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines. Thiết nghĩ trong tương lai để Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của du khách quốc tế thì cần có chính sách triển khai thị thực du mục kỹ thuật số.

Xây dựng chiến lược marketing

Có một chiến lược marketing để quảng bá sản phẩm du lịch Đà Lạt đến đúng đối tượng.

Tự bản thân mỗi cư dân, mỗi câu chuyện, mỗi trải nghiệm tốt đẹp của du khách là cách quảng bá hình ảnh du lịch tốt nhất.

Quan tâm đến phúc lợi động vật, bảo tồn đa dạng sinh học

Hướng đến một nền du lịch nhân văn thì những vấn đề về phúc lợi động vật nên được quan tâm.

Nâng tầm nhận thức với những vấn đề liên quan đến săn bắt, khai thác loài hoang dã trong danh sách quý hiếm.

Diễn đàn Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững

Nhằm tìm kiếm những ý tưởng, đề xuất thực tiễn có tác động đến cảnh quan, trật tự, cải thiện chất lượng du lịch và xây dựng lại tình cảm trong lòng du khách, UBND thành phố Đà Lạt sẵn lòng lắng nghe những chia sẻ của người dân, các cơ quan chức năng và các chuyên gia từ chuỗi hoạt động trong diễn đàn "Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững".

Báo Tuổi Trẻ rất mong nhận được các bài viết và ý kiến đóng góp từ quý độc giả.

  • Thời gian: Từ tháng 10-2023 đến ngày 20-11-2023

  • Thông tin đăng tải trên nhật báo Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Online

  • Lễ trao giải kết hợp hội thảo để lãnh đạo thành phố lắng nghe, tiếp nhận…

HÌNH THỨC:

  • Bài viết tối đa 1.200 chữ, kèm hình ảnh, video là điểm cộng;

  • Bài thiết kế hình ảnh: từ 3 - 8 tấm, kèm chú thích;

  • Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu là người nước ngoài);

  • Các bài, clip hiến kế sẽ được lựa chọn để đăng trên báo Tuổi Trẻ, diễn đàn… Các tác phẩm được chấm nhuận bút. Qua đó, ban tổ chức sẽ xét duyệt chấm giải và trao thưởng;

  • Bài dự thi, hiến kế chưa từng tham gia cuộc thi nào được tổ chức trước đây, không tham gia bất kỳ cuộc thi nào đang diễn ra, chưa từng đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội;

  • Người tham gia chịu trách nhiệm về bản quyền cũng như yêu cầu của ban tổ chức.

  • Bài dự thi gửi về địa chỉ email:  Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. " style="-webkit-font-smoothing:antialiased;box-sizing:border-box;color:rgb(34, 106, 197);outline:0px">@tuoitre.com.vn. Vui lòng cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để tòa soạn gửi nhuận bút sau khi bài đăng.

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:

Ban tổ chức sẽ lập hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia, nhà nghiên cứu để xét chấm các ý kiến góp ý, hiến kế chất lượng, có tính góp ý xây dựng cho du lịch Đà Lạt trong tương lai. Qua đó sẽ xét giải cho các bài chất lượng:

  • 1 giải nhất trị giá 10 triệu đồng kèm voucher du lịch tại Đà Lạt.

  • 1 giải nhì trị giá 7 triệu đồng kèm voucher du lịch tại Đà Lạt.

  • 1 giải ba trị giá 5 triệu đồng kèm voucher du lịch tại Đà Lạt.

  • 10 giải khuyến khích trị giá 2 triệu đồng/giải


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Giữa bộn bề lo toan, Đà Lạt nên là điểm đến của du lịch chậm

 

hoa-moc-thien-2

miss-charm-2023

metro-sai-gon

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

bia-kndn