top-banner-2

Thứ ba, 07/11/2023, 14:54 GMT+7

Khinh khí cầu: Biểu tượng hữu nghị của thành phố hôm nay

Biểu tượng hữu nghị là khinh khí cầu tượng trưng cho TP.HCM luôn sáng tạo, nỗ lực chinh phục mọi thử thách và phát triển không ngừng, gần như không có giới hạn vì giới hạn của khinh khí cầu là bầu trời vô cùng rộng lớn. 

Khinh khí cầu thể hiện được nhiều đặc trưng của TP.HCM như năng động, hiện đại, đa văn hóa, đồng thời là biểu tượng cho mong muốn vươn xa, kết nối cùng bạn bè khắp thế giới. Hy vọng biểu tượng mô phỏng khinh khí cầu sẽ giúp bạn bè quốc tế cảm nhận được nét đẹp của thành phố mang tên Bác - Ảnh minh họa

Khinh khí cầu thể hiện được nhiều đặc trưng của TP.HCM như năng động, hiện đại, đa văn hóa, đồng thời là biểu tượng cho mong muốn vươn xa, kết nối cùng bạn bè khắp thế giới. Hy vọng biểu tượng mô phỏng khinh khí cầu sẽ giúp bạn bè quốc tế cảm nhận được nét đẹp của thành phố mang tên Bác - Ảnh minh họa

Ý nghĩa biểu tượng hữu nghị khinh khí cầu:

- Một thành phố năng động, hiện đại, đa sắc màu, đa văn hóa, không ngừng vươn xa và luôn mong muốn kết nối, gầy dựng tình hữu nghị tốt đẹp với bạn bè khắp năm châu.

- Biểu tượng hữu nghị là khinh khí cầu tượng trưng cho chính quyền cùng người dân TP.HCM luôn sáng tạo, nỗ lực chinh phục mọi thử thách và phát triển không ngừng, gần như không có giới hạn vì giới hạn của khinh khí cầu là bầu trời vô cùng rộng lớn.

Kích thước:

Tùy thuộc diện tích nơi đặt mô hình và không gian xung quanh.

Phần mô phỏng túi khí:

1. Gồm 204 mảnh ghép từ bảng led điện tử, tượng trưng cho 204 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (số lượng có thể thay đổi).

Tên của 58 địa phương có quan hệ hữu nghị với TP.HCM sẽ được thể hiện trên 58 mảnh ghép dàn trải đều khắp bề mặt khí cầu.

146 mảnh ghép còn lại sẽ thể hiện những sản phẩm đặc thù của TP.HCM như món ăn, đặc sản, những địa điểm du lịch, tham quan nổi tiếng của thành phố...

Khi có thêm địa phương ký kết quan hệ hợp tác, sẽ thay 1 mảnh ghép trong số này bằng mảnh ghép có tên của địa phương mới.

Như vậy, vừa có thể linh động thay đổi cho phù hợp với thực tế, vừa quảng bá thêm những nét văn hóa của thành phố.

Mảnh ghép lớn nhất nằm giữa khí cầu ghi tên và khẩu hiệu, ví dụ "HO CHI MINH CITY - CREATING THE FUTURE TOGETHER * THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - CÙNG NHAU KIẾN TẠO TƯƠNG LAI".

Tên và khẩu hiệu của thành phố sẽ sáng liên tục và chạy vòng quanh thân khí cầu. Tên các địa phương hữu nghị cũng sẽ thay phiên bật sáng để du khách có thể ghi lại khoảnh khắc mong muốn.

2. Dùng mica mô phỏng hình túi khí, khắc tên, các biểu tượng lên mica trong suốt kết hợp led chiếu sáng, đổi màu.

Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí hơn, rút ngắn thời gian thiết kế và thi công, không cần nhiều diện tích.

Nhược điểm: Công trình sẽ chỉ nổi bật vào ban đêm vì có những hiệu ứng ánh sáng từ đèn led. Ban ngày hoặc thời điểm có nhiều ánh sáng sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi màu sắc của các công trình xung quanh và ánh sáng tự nhiên.

Phần mô phỏng giỏ/khung treo:

Có thể đan từ mây tre, lục bình hoặc chất liệu khác phù hợp. Phần này nên sử dụng những chất liệu thân thiện với môi trường, mang hơi hướng truyền thống.

Công trình phụ: bậc thang, bệ đỡ hình đám mây

Kích thước, vị trí, công năng: Cao từ 1m - 1,5m, diện tích tùy diện tích giỏ/khung treo khí cầu. Bậc thang nối từ mặt đất đến giỏ/khung treo của khí cầu, giúp du khách tiếp cận khí cầu dễ dàng và hình ảnh được chụp tạo cảm giác khí cầu đang bay giữa trời mây.

Khinh khí cầu: Biểu tượng hữu nghị của thành phố hôm nay  - Ảnh 3.

Mời bạn đọc dự thi ý tưởng thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM

Để quảng bá và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa TP.HCM với các thành phố bạn bè trên thế giới, đồng thời thể hiện sự sáng tạo, bắt kịp xu hướng trong việc tạo điểm nhấn về đối ngoại, giao thương kinh tế, giao lưu văn hóa cũng như chia sẻ về những vấn đề có tính toàn cầu;

Được sự chấp thuận của UBND TP.HCM, Sở Ngoại vụ TP.HCM cùng báo Tuổi Trẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, Công ty Xi măng INSEE đồng hành, tổ chức cuộc thi Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM.

Cuộc thi là cơ hội để mọi người tham gia đề xuất, nêu ý tưởng, đóng góp sáng kiến, thậm chí phác thảo thiết kế một công trình mang tính biểu tượng "TP.HCM - thành phố hữu nghị toàn cầu".

Đó là biểu tượng mở vì thành phố sẽ tiếp tục kết nghĩa với nhiều thành phố khác trên thế giới để mở rộng quan hệ, tăng tính kết nối, nâng tầm hiểu biết lẫn nhau cùng xây dựng một thế giới hòa bình, hữu nghị và tốt đẹp hơn.

Công trình biểu tượng này kỳ vọng là điểm nhấn mỹ quan của thành phố, đồng thời cũng là một điểm đến đặc biệt trong hệ sinh thái du lịch ở trung tâm TP.HCM, dự kiến sẽ được xây dựng tại Công viên Lam Sơn trên trục đường Lê Lợi trước Nhà hát TP.HCM.

Cuộc thi mời gọi các đối tượng dự thi là công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam, người nước ngoài ở các địa phương có quan hệ hữu nghị hợp tác với TP.HCM, có thể dự thi theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm.

Thời gian gửi bài dự thi bắt đầu từ 27-10 đến hết ngày 27-12-2023. Hình thức dự thi có thể viết bài, làm đồ họa, video, powerpoint, công trình, dự án... để đưa ra các ý tưởng, phác thảo cụ thể về các biểu tượng phù hợp với TP.HCM hiện nay và sau này.

Gửi bài dự thi trực tiếp vào email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. .

Các bản sao giấy tờ liên quan theo quy định khi gửi email phải scan và xuất thành file mềm định dạng JPEG hoặc PDF. Thời gian nhận bài được tính theo thời gian trên thư điện tử.

Cuộc thi có các giải thưởng:

- 1 giải nhất trị giá 50 triệu đồng;

- 1 giải nhì trị giá 25 triệu đồng;

- 1 giải ba trị giá 10 triệu đồng;

- 5 giải khuyến khích trị giá 3 triệu đồng/giải.

Kết thúc cuộc thi, lễ trao giải sẽ diễn ra cùng một hội thảo (dự kiến cuối tháng 12-2023) lắng nghe ý kiến lãnh đạo UBND TP.HCM, lãnh đạo các sở ban ngành, chuyên gia về quy hoạch, kiến trúc cùng các bạn đọc đoạt giải.

(Nguồn: Vtc.vn)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Khinh khí cầu: Biểu tượng hữu nghị của thành phố hôm nay

 

bhql

kndn

hoa-moc-thien-2

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

tieng-hat-viet-toan-cau-3