Những doanh nhân quyền lực nhất ngành thép Việt |
Thép - ngành sản xuất công nghiệp hiếm hoi có nhiều người ăn nên làm ra,nhiều người "phất" lên từ thép. Trong đó, thép có lẽ là ngành công nghiệp có nhiều doanh nghiệp tư nhân "phất" lên nhất. Trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán đã có 2 đại diện của ngành này: ông Trần Đình Long và ông Lê Phước Vũ. Dưới đây là những doanh nhân thành công nhất và có tầm ảnh hưởng lớn tới tới ngành thép Việt Nam, bao gồm cả lĩnh vực sản xuất và phân phối. Ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Hòa Phát sở hữu các nhà máy sản xuất thép tại Hưng Yên và Hải Dương, với 2 dòng sản phẩm là thép xây dựng và ống thép. Năm 2012, doanh thu của Hòa Phát Đạt hơn 16.800 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 1.000 tỷ đồng. Ông Trần Đình Long và vợ đang sở hữu 31,5% cổ phần của Hòa Phát, hiện có trị giá hơn 3.700 tỷ đồng. Hiện ông Long là một trong những người giàu nhất TTCK Việt Nam. Nhiều thành viên trong ban lãnh đạo Hòa Phát cũng đang sở hữu lượng cổ phiếu trị giá hàng trăm tỷ như ông Trần Tuấn Dương (TGĐ), ông Doãn Gia Cường, ông Nguyễn Ngọc Quang. Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch Tôn Hoa Sen Niên độ tài chính 2011-2012, Hoa Sen đạt doanh thu hơn 10.000 tỷ và lãi sau thuế 368 tỷ đồng. Trong 8 tháng đầu năm niên độ 2012-2013, công ty đã lãi tới 513 tỷ đồng. Hoa Sen theo đuổi chiến lược khác biệt với các công ty trong ngành là thiết lập hệ thống bán hàng trực tiếp đến các địa phương. Bên cạnh tôn mạ, Hoa Sen cũng là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực ống thép. Ông Vũ cùng vợ đang sở hữu 49,2% cổ phần của công ty, tương ứng với số cổ phiếu trị giá hơn 2.000 tỷ đồng. Ông Đỗ Duy Thái – Ông chủ Thép Việt và Pomina Ông Đỗ Duy Thái hiện là tổng giám đốc của Công ty Thép Việt, công ty mẹ đang nắm giữ 61,7% cổ phần cuả Pomina. Ông Thái hiện còn là Phó Chủ tịch Hiệp hội thép. Gia đình ông Đỗ Duy Thái trực tiếp nắm giữ 25% cổ phần của Pomina và ít nhất là 84,4% cổ phần của Thép Việt. Tính trực tiếp và gián tiếp qua công ty Thép Việt, gia đình ông Thái sở hữu khối tài sản trị giá ít nhất là 2.000 tỷ đồng. Ông Lê Phú Hưng - Tổng giám đốc VNSteel Ông Hưng đã hoạt động 30 năm trong ngành thép và tham gia ban điều hành VNSteel từ tháng 5/2007. Hệ thống VNSteel bao gồm 13 công ty con và 31 công ty liên doanh liên kết hoạt động trong tất cả các lĩnh vực của ngành thép. Doanh thu năm 2012 của VNSteel đạt 29.000 tỷ và lỗ ròng 377 tỷ. Bà Nguyễn Thị Cải – Chủ tịch Công ty Thương mại Thái Hưng Công ty được điều hành bởi bà Nguyễn Thị Cải, nữ doanh nhân năm nay đã 66 tuổi. Thái Hưng được thành lập vào năm 1993 sau khi bà đã về hưu. Trên website của mình, Thái Hưng cho biết sản lượng thép xây dựng hàng năm khoảng 700.000 tấn, chiếm 12% thị phần cung ứng thép cả nước và cung ứng khoảng 10% thị phần phôi, thép phế liệu. Con số này cho thấy ảnh hưởng của công ty với thị trường thép là cực kỳ lớn. Vốn điều lệ của công ty hiện đạt 550 tỷ đồng, trong đó bà Cải và chồng nắm giữ 53%. Các thành viên khác trong ban giám đốc nắm giữ 35% cổ phần. Ông Trần Xảo Cơ – Ông chủ Hữu Liên Á Châu Doanh thu của HLAC trong năm tài chính 2012 đạt gần 5.000 tỷ đồng. Ông Trần Xảo Cơ cùng gia đình đang nắm giữ 35% cổ phần của công ty. Một người con gái của ông Cơ là bà Trần Uyển Nhàn cùng chồng đang nắm quyền chi phối đối với Nam Kim, một công ty lớn trong lĩnh vực tôn. Ông Nguyễn Thanh Nghĩa – Chủ tịch Đại Thiên Lộc Đại Thiên Lộc là một công ty lớn trong lĩnh vực tôn, chủ yếu tiêu thụ ở miền Đông Nam Bộ. Doanh thu năm 2012 đạt xấp xỉ 1.600 tỷ đồng. Ông Nguyễn Ngọc Anh – Chủ tịch SMC Năm 2012, SMC tiêu thụ hơn 600 nghìn tấn thép các loại, với doanh thu xấp xỉ 9.000 tỷ đồng. Theo Doanhnhansaigon Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|